Đúng lúc mẹ đẻ bà Trần Thị Hằng (xã Hoàng Diệu, TP. Thái Bình) bị ngã, chấn thương cột sống, nằm liệt thì bà đột nhiên tỉnh lại. Dù đôi bàn tay không còn ngón, dù hai bàn chân đã tật nguyền, nhưng bà vẫn cảm thấy cuộc đời phơi phới phía trước.
Bà bán cá dưới ao, bán đàn gà lấy vốn xây chuồng trại trên mảnh vườn hoang để nuôi lợn. Bà nuôi lợn hết năm này qua năm khác.
Từ một chuồng nuôi tạm bợ, bà đã dựng lên một hệ thống liên hoàn gồm 10 chuồng. Mỗi năm bà xuất chuồng đến cả chục tấn lợn. Có lúc, đàn lợn của bà lên đến 200 con.
Cả ngày, hai mẹ con bò dài ra cánh đồng cắt cỏ, dầm mình dưới ao trồng rau, trồng khoai.
Bà đấu thầu những mảnh ruộng thụt lầy để lấy đất trồng rau, nhặt nhạnh từng mảnh ruộng vụn vặt do người dân bỏ hoang để cày cuốc, trồng cấy. Ngày nào bà cũng làm việc luôn tay, luôn chân từ 4 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
Đêm xuống, khi đàn lợn đi ngủ, Tú Anh lại buộc cùi tay mẹ vào xe thồ rồi hai mẹ con đẩy xe ra bãi sông xã Đông Hòa chở đất về lấp ao. Mười mấy năm ròng rã như thế, bà đã lấp được mảnh vườn rộng đến 300m2.
Trên mảnh vườn ấy đã mọc lên ngôi nhà ngói thấp lè tè, làm nơi trú nắng trú mưa của mẹ con bà và người mẹ già ốm yếu.
Việc nuôi cả trăm con lợn, cấy hơn mẫu lúa, chăm sóc ao cá, dường như vẫn nhàn nhã đối với người đàn bà đã từng phải chịu bao năm "thử lửa" nên bà nghĩ ra chuyện đóng gạch.
Từ tảng sáng đến nửa đêm bà làm việc quần quật bên đống đất. Đôi tay cụt ngón chai sần vục vào đất nhào nặn, lóc từng tảng dồi vào khuôn, đập, đóng. Cùi tay thọc vào đất, gặp hòn đá, hòn sỏi, buốt đến tận xương.
Có lần, mây đen sầm sập kéo đến, trời đổ mưa tầm tã, cả vạn viên gạch mà bà nhào nặn mấy tháng trời bỗng chốc biến thành đống đất nát.
Bà không buồn, không khóc mà tiếp tục nhào lại đất, đóng lại gạch. Gạch ra khuôn, phơi khô, bà bán luôn cho mấy chủ lò ở Kiến Xương. Tổng cộng có 13 năm trời người đàn bà tật nguyền này liên tục nhào đất nặn gạch để bán.
Bà cũng không nhớ là đã bán được bao nhiêu vạn gạch. Hễ cứ bán được mẻ gạch nào bà lại mua vàng bỏ vào hòm. Sau này, khi mở hòm ra bà tính tổng cộng được 25 cây vàng.
Niềm vui lớn nhất đời bà, ấy là ngày Tú Anh đỗ Đại học Kinh tế quốc dân. Nhưng sóng gió tưởng đã qua, bỗng dưng lại ập tới. Năm thứ 2 đại học, Tú Anh bị bệnh thiếu ôxy não, sinh độc tố trong máu, phải bỏ học giữa chừng.
Ròng rã năm trời, bao nhiêu tài sản tích cóp đã tan theo bước chân của hai mẹ con từ Bắc vào Nam. Ngày Tú Anh khỏi bệnh cũng là ngày số nợ của bà lên đến 73 triệu đồng, một số tiền rất lớn vào thời điểm năm 1994. Bà lại trở về với máng lợn, với chiếc khuôn gạch và cái ao sâu như thùng đấu.
Làm ăn thuận lợi nên bà nhanh chóng trả được nợ. Có vốn rồi bà vét ao, xây tường bao và thả ba ba. Tuy nhiên, một buổi sáng đầu năm 1997, đàn ba ba trị giá 200 triệu chết nổi lều phều. Đàn lợn 65 con cũng chết sùi bọt mép. Bà ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu sặc lên từ máng lợn.
Cho đến bây giờ, bà vẫn không biết ai là kẻ hại người đàn bà đơn côi tật nguyền một cách tàn độc như thế. Số tiền đầu tư mất trắng, bà lại trở thành con nợ. Người cho bà vay 43 triệu đồng đã "niêm phong" ngôi nhà và mẹ con bà lại bơ vơ, không nơi nương tựa.
Quyết không đầu hàng, mẹ con bà Hằng ra Quảng Ninh làm nghề buôn thúng bán mẹt. Tú Anh vừa đi lấy hàng giúp mẹ, vừa tranh thủ học lớp bồi dưỡng giám đốc.
Do lanh lợi, hoạt bát nên chẳng mấy chốc bà đã kiếm đủ số tiền trả nợ, và Tú Anh cũng hoàn thành khóa học. Bà đã lấy lại được nhà và lại lần nữa bắt đầu cuộc làm giàu từ đôi bàn tay trắng.
Dường như ông trời đã mủi lòng trước người đàn bà có sức sống kỳ lạ này nên từ bấy đến nay đã không đày đọa thêm nữa. Bà Hằng đã rất giàu nhờ cái ao và đàn lợn. Tú Anh cũng đã lấy vợ, sinh con và thành lập công ty chuyên về diệt mối, xử lý, bảo quản lâm sản.
Ngày đó, tuy hai vợ chồng làm ăn khó khăn, bà Hằng đã động viên con dâu đi học và cô con dâu ấy đã thi đỗ Đại học Sư phạm Thái Nguyên, để bây giờ trở thành cô giáo.
Nơi xóm nghèo thuần nông ven thành phố cách đây gần chục năm bỗng mọc lên một tòa biệt thự hoành tráng, kiểu cách. Tòa biệt thự cao vọt hẳn lên khỏi ngôi làng ngoại ô thành phố.
Từ xa, nhiều người băn khoăn tự hỏi không biết đại gia nào lại đi xây biệt thự to đùng ở cuối làng nhỏ heo hút, giáp cánh đồng. Người ta đều không thể tin nổi đó là biệt thự của Hằng "hủi", người đàn bà bệnh tật đã từng có cuộc sống tủi cực đến khủng khiếp.
Bà Hằng bảo rằng, ngôi biệt thự nằm ở nơi mà xưa kia là mặt ao, mẹ con bà đã từng mất hàng chục năm trời chở đất, san lấp. Riêng số tài sản, công sức đổ xuống lấp ao, rồi xử lý móng đã bằng hai tầng của tòa nhà.
Tú Anh khuyên mẹ nên xây nhà trên miếng đất mua được ở mặt đường 10 để hưởng lạc, song bà không nghe. Bà bảo, mẹ còn bà sống được là nhờ đàn lợn và cái ao, nên dù tốn kém nhiều tỷ đồng để xử lý nền móng, bà vẫn quyết xây lên tòa nhà vương giả trên mảnh đất mà mẹ con bà từng khốn khó đi lên.
Mấy đứa trẻ lang thang, mồ côi mà bà nuôi dưỡng, bao bọc năm xưa, giờ thành đạt, có đứa sống ở trời Tây, cũng đã gửi cho bà cả trăm triệu bạc để bà xây nhà.
Tuy nhiên, bà không cần tiêu đến khoản tiền đó. Bà dùng số tiền đó để nuôi những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ và luyện chúng thành tài bằng cách truyền cho chúng nghị lực sống phi thường.
Giờ đây, dù đã khá giả, thành đại gia trong con mắt người dân trong vùng, nhưng người đàn bà này vẫn tự tay băm bèo, chăn lợn, thả cá, nuôi ba ba. Mảnh vườn đầy rau cỏ, hoa trái và những mảnh ruộng lúc nào lúa cũng tốt bời bời.
Bà Hằng bảo, cứ làm thì khỏe, chơi thì mệt mỏi. Sống khổ quen rồi, nên bây giờ, dù điều kiện sống tốt hơn, một bước lên xe, nhưng bà cũng chỉ ăn cá vụn, tép vụn, thịt thà cứ khó ăn thế nào ấy.
Mấy năm trước, Nhà nước có chính sách trợ cấp ưu đãi cho con liệt sỹ nên bà Trần Thị Hằng được đưa đi khám sức khỏe. Ông bác sĩ ở Hội đồng giám định y khoa tỉnh Thái Bình nói bà bị mất 90% sức khỏe, nhưng trong giấy khám bệnh chỉ ghi là mất 81% sức khỏe, bởi đó đã là giới hạn cao nhất rồi.
Trước khi rời xóm nghèo có ngôi biệt thự lộng lẫy, người đàn bà tật nguyền có nụ cười tươi như hoa nói với tôi: "Khi nào chị viết xong cuốn hồi ký chú đọc giúp chị trước khi in nhé. Cả tập thơ nữa". Bà bảo, những vần thơ đã cứu rỗi linh hồn bà trong những lúc tưởng như tuyệt vọng nhất.
Cả ngày, hai mẹ con bò dài ra cánh đồng cắt cỏ, dầm mình dưới ao trồng rau, trồng khoai.
Biệt thự của bà Hằng |
Đêm xuống, khi đàn lợn đi ngủ, Tú Anh lại buộc cùi tay mẹ vào xe thồ rồi hai mẹ con đẩy xe ra bãi sông xã Đông Hòa chở đất về lấp ao. Mười mấy năm ròng rã như thế, bà đã lấp được mảnh vườn rộng đến 300m2.
Trên mảnh vườn ấy đã mọc lên ngôi nhà ngói thấp lè tè, làm nơi trú nắng trú mưa của mẹ con bà và người mẹ già ốm yếu.
Việc nuôi cả trăm con lợn, cấy hơn mẫu lúa, chăm sóc ao cá, dường như vẫn nhàn nhã đối với người đàn bà đã từng phải chịu bao năm "thử lửa" nên bà nghĩ ra chuyện đóng gạch.
Từ tảng sáng đến nửa đêm bà làm việc quần quật bên đống đất. Đôi tay cụt ngón chai sần vục vào đất nhào nặn, lóc từng tảng dồi vào khuôn, đập, đóng. Cùi tay thọc vào đất, gặp hòn đá, hòn sỏi, buốt đến tận xương.
Có lần, mây đen sầm sập kéo đến, trời đổ mưa tầm tã, cả vạn viên gạch mà bà nhào nặn mấy tháng trời bỗng chốc biến thành đống đất nát.
Bà Hằng và cháu nội |
Bà cũng không nhớ là đã bán được bao nhiêu vạn gạch. Hễ cứ bán được mẻ gạch nào bà lại mua vàng bỏ vào hòm. Sau này, khi mở hòm ra bà tính tổng cộng được 25 cây vàng.
Niềm vui lớn nhất đời bà, ấy là ngày Tú Anh đỗ Đại học Kinh tế quốc dân. Nhưng sóng gió tưởng đã qua, bỗng dưng lại ập tới. Năm thứ 2 đại học, Tú Anh bị bệnh thiếu ôxy não, sinh độc tố trong máu, phải bỏ học giữa chừng.
Ròng rã năm trời, bao nhiêu tài sản tích cóp đã tan theo bước chân của hai mẹ con từ Bắc vào Nam. Ngày Tú Anh khỏi bệnh cũng là ngày số nợ của bà lên đến 73 triệu đồng, một số tiền rất lớn vào thời điểm năm 1994. Bà lại trở về với máng lợn, với chiếc khuôn gạch và cái ao sâu như thùng đấu.
Bà Hằng trước biệt thự của mình. Ảnh Thu Hòa |
Cho đến bây giờ, bà vẫn không biết ai là kẻ hại người đàn bà đơn côi tật nguyền một cách tàn độc như thế. Số tiền đầu tư mất trắng, bà lại trở thành con nợ. Người cho bà vay 43 triệu đồng đã "niêm phong" ngôi nhà và mẹ con bà lại bơ vơ, không nơi nương tựa.
Quyết không đầu hàng, mẹ con bà Hằng ra Quảng Ninh làm nghề buôn thúng bán mẹt. Tú Anh vừa đi lấy hàng giúp mẹ, vừa tranh thủ học lớp bồi dưỡng giám đốc.
Do lanh lợi, hoạt bát nên chẳng mấy chốc bà đã kiếm đủ số tiền trả nợ, và Tú Anh cũng hoàn thành khóa học. Bà đã lấy lại được nhà và lại lần nữa bắt đầu cuộc làm giàu từ đôi bàn tay trắng.
Dường như ông trời đã mủi lòng trước người đàn bà có sức sống kỳ lạ này nên từ bấy đến nay đã không đày đọa thêm nữa. Bà Hằng đã rất giàu nhờ cái ao và đàn lợn. Tú Anh cũng đã lấy vợ, sinh con và thành lập công ty chuyên về diệt mối, xử lý, bảo quản lâm sản.
Ngày đó, tuy hai vợ chồng làm ăn khó khăn, bà Hằng đã động viên con dâu đi học và cô con dâu ấy đã thi đỗ Đại học Sư phạm Thái Nguyên, để bây giờ trở thành cô giáo.
Nơi xóm nghèo thuần nông ven thành phố cách đây gần chục năm bỗng mọc lên một tòa biệt thự hoành tráng, kiểu cách. Tòa biệt thự cao vọt hẳn lên khỏi ngôi làng ngoại ô thành phố.
Từ xa, nhiều người băn khoăn tự hỏi không biết đại gia nào lại đi xây biệt thự to đùng ở cuối làng nhỏ heo hút, giáp cánh đồng. Người ta đều không thể tin nổi đó là biệt thự của Hằng "hủi", người đàn bà bệnh tật đã từng có cuộc sống tủi cực đến khủng khiếp.
Bà Hằng bảo rằng, ngôi biệt thự nằm ở nơi mà xưa kia là mặt ao, mẹ con bà đã từng mất hàng chục năm trời chở đất, san lấp. Riêng số tài sản, công sức đổ xuống lấp ao, rồi xử lý móng đã bằng hai tầng của tòa nhà.
Tú Anh khuyên mẹ nên xây nhà trên miếng đất mua được ở mặt đường 10 để hưởng lạc, song bà không nghe. Bà bảo, mẹ còn bà sống được là nhờ đàn lợn và cái ao, nên dù tốn kém nhiều tỷ đồng để xử lý nền móng, bà vẫn quyết xây lên tòa nhà vương giả trên mảnh đất mà mẹ con bà từng khốn khó đi lên.
Mấy đứa trẻ lang thang, mồ côi mà bà nuôi dưỡng, bao bọc năm xưa, giờ thành đạt, có đứa sống ở trời Tây, cũng đã gửi cho bà cả trăm triệu bạc để bà xây nhà.
Tuy nhiên, bà không cần tiêu đến khoản tiền đó. Bà dùng số tiền đó để nuôi những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ và luyện chúng thành tài bằng cách truyền cho chúng nghị lực sống phi thường.
Giờ đây, dù đã khá giả, thành đại gia trong con mắt người dân trong vùng, nhưng người đàn bà này vẫn tự tay băm bèo, chăn lợn, thả cá, nuôi ba ba. Mảnh vườn đầy rau cỏ, hoa trái và những mảnh ruộng lúc nào lúa cũng tốt bời bời.
Bà Hằng bảo, cứ làm thì khỏe, chơi thì mệt mỏi. Sống khổ quen rồi, nên bây giờ, dù điều kiện sống tốt hơn, một bước lên xe, nhưng bà cũng chỉ ăn cá vụn, tép vụn, thịt thà cứ khó ăn thế nào ấy.
Mấy năm trước, Nhà nước có chính sách trợ cấp ưu đãi cho con liệt sỹ nên bà Trần Thị Hằng được đưa đi khám sức khỏe. Ông bác sĩ ở Hội đồng giám định y khoa tỉnh Thái Bình nói bà bị mất 90% sức khỏe, nhưng trong giấy khám bệnh chỉ ghi là mất 81% sức khỏe, bởi đó đã là giới hạn cao nhất rồi.
Trước khi rời xóm nghèo có ngôi biệt thự lộng lẫy, người đàn bà tật nguyền có nụ cười tươi như hoa nói với tôi: "Khi nào chị viết xong cuốn hồi ký chú đọc giúp chị trước khi in nhé. Cả tập thơ nữa". Bà bảo, những vần thơ đã cứu rỗi linh hồn bà trong những lúc tưởng như tuyệt vọng nhất.
Phong Hải theo baomoi
0 comments:
Post a Comment