Tom Berger - giám đốc Trung tâm dự báo thời tiết vũ trụ ở Boulder, Colorado (Mỹ) cho biết đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua mới có một trận bão mạnh như thế này từ các vệt đen ở trung tâm mặt trời.
Hình ảnh bão mặt trời do NASA cung cấp |
Trong thông báo cuối ngày 10/9 (giờ Mỹ), Berger nói các tính toán mới đây từ dữ liệu vệ tinh cho thấy dòng phân tử mạnh nhất từ mặt trời có khả năng sẽ đi về phía bắc hoặc bên trên Trái đất, vì vậy chỉ gây ra một số thay đổi trong từ trường của Trái đất, ảnh hưởng đến lưới điện nhưng không gây mất điện diện rộng.
Nó cũng có thể gây xáo trộn nhỏ ở các vệ tinh và hệ thống truyền tin. "Chúng tôi không sợ cơn bão mặt trời này", Berger nói.
Hiện cơn bão đang di chuyển với đốc độ khoảng 4 triệu km/giờ, nghĩa là nó có thể tới Trái đất vào sáng sớm 12/9 (theo giờ Mỹ) hoặc trễ hơn.
Bão mặt trời xảy ra thường xuyên, đặc biệt là trong thời kỳ đỉnh của chu kỳ mặt trời, và không gây hại trực tiếp đến con người.
Theo khoa hoc
0 comments:
Post a Comment